Sai sót kháng nguyên ban đầu
Sai sót kháng nguyên ban đầu

Sai sót kháng nguyên ban đầu

Sai sót kháng nguyên ban đầu, còn gọi là dấu ấn kháng nguyên hay hiệu ứng Hoskins,[1] chỉ xu hướng của hệ miễn dịch, khi có một phiên bản khác của loại kháng nguyên (virus hay vi khuẩn) xâm nhập, sẽ sử dụng trí nhớ miễn dịch từ một lần nhiễm bệnh trước đó. Điều này dẫn đến hệ miễn dịch bị “mắc bẫy” bởi lần trước đó mà nó phản ứng với một loại kháng nguyên, và không thể phản ứng hiệu quả với những lần nhiễm bệnh sau đó. Kháng thể hay tế bào T (T-cell) được tạo ra từ lần nhiễm biến chủng đầu tiên của mầm bệnh đó tạo thành một dạng sai lầm kháng nguyên ban đầu.Hiện tượng sai sót kháng nguyên ban đầu đã được mô tả với virus cúm, sốt xuất huyết, suy giảm miễn dịch cơ thể (HIV) và một vài loại virus khác.[2]Hiện tượng này được Thomas Francis Jr. mô tả lần đầu vào năm 1960 trong bài “Học thuyết về Sai sót kháng nguyên ban đầu”.[3][4] ITên của học thuyết được gợi hứng từ khái niệm thần học về tội tổ tông (sai lầm nguyên thủy).  Richard Krause dẫn lời của Francis như sau:[4]"Kháng thể thủơ nhỏ phần lớn tạo ra do kháng nguyên chủ yếu của loại virus tạo ra bệnh cúm tuýp A… Sự in dấu tạo ra bởi lần nhiễm virus đầu tiên kiểm soát việc tạo ra kháng thể của những lần sau đó. Chúng tôi gọi điều này là học thuyết về Sai lầm kháng nguyên ban đầu."